Người phụ nữ lo sợ vì bỗng nhiên nhận được khoản tiền lớn.
Báo Đời sống pháp luật ngày 7/1 có bài Người phụ nữ bỗng nhận 70 tỷ đồng từ tài khoản lạ, đến ngân hàng kiểm tra, nhân viên khẳng định: Đây là tiền của cô! Nội dung như sau:
Nhận được số tiền khổng lồ
Lục Quỳnh Huệ là một người phụ nữ 52 tuổi, đang sống ở thành phố Quảng Đông (Trung Quốc). Cô là chủ của một quán ăn nhỏ, đang sống cùng con gái. Trong suốt cuộc đời mình, dù cô Lục trải qua biết bao khó khăn nhưng cô luôn thấy mình hạnh phúc và may mắn. Cô Lục càng không bao giờ than thở về số phận của mình.
Cách đây gần 25 năm, chồng cô Lục mất sớm. Cô đưa con gái đến thành phố mới sinh sống, một mình nuôi dạy cô bé lớn lên, ăn học thành tài. Cô Lục đã làm rất nhiều công việc, từ bưng bê, bán quần áo, quét dọn vệ sinh cho đến khi ổn định với cửa hàng bán đồ ăn nhỏ.
Cô Lục từng nghĩ rằng, cuộc sống của mình sẽ cứ trôi qua êm ả như thế đến khi cuối đời. Cho đến một ngày, cô bất ngờ thấy có tiếng chuông tin nhắn reo lên. Nhìn vào màn hình, cô Lục hốt hoảng thấy 21 triệu NDT (~72 tỷ đồng) được cộng vào tài khoản. Đây là số tiền mà dù cả đời cô Lục nỗ lực làm việc cũng không bao giờ kiếm được.
Lo lắng người chuyển tiền có mục đích xấu nên trong sáng hôm sau, cô Lục liền đến ngân hàng để hoàn trả lại.
“Cô hãy kiểm tra giúp tôi. Có vấn đề gì với tài khoản ngân hàng của tôi vậy?”, người phụ nữ nói với nhân viên nhân viên.
Sau khi cô Lục trình bày câu chuyện của mình, đến cả nhân viên và lãnh đạo ngân hàng cũng kinh ngạc với số tiền khổng lồ này. Ngay lập tức, nhân viên ngân hàng tiến hành kiểm tra xem ai là chủ nhân của khoản tiền.
Ảnh minh hoạ
Nửa giờ sau, nhân viên ngân hàng bước ra và thông báo rằng họ không phát hiện được điểm gì bất thường với tài khoản của người chuyển tiền.
Nữ nhân viên ngân hàng khuyên nhỏ cô Lục: “Người chuyển khoản tên Trần Lục. Cô hãy thử nhớ xem mình quen ai có tên này hay không?”.
Nghe nhân viên ngân hàng nói vậy, cô Lục chỉ đành về nhà. Mất hơn nửa ngày trời, cô mới nhớ ra chủ nhân của cái tên Trần Lục. Hoá ra, đây là cậu con trai nuôi đã thất lạc hơn 10 năm của cô.
Cơ duyên kỳ lạ
Hồi còn trẻ, dù không giàu có nhưng cô Lục rất thích làm từ thiện. Cô thường đến một trại trẻ mồ côi để phát miễn phí phần cơm từ quán mình. Cô nhớ lại ngày đầu tiên đến trại trẻ mồ cô, có một cậu bé nhìn lén cô từ xa. Khi cô Lục tiến lại gần thì bỗng nghe thấy tiếng bụng sôi vì đói phát ra trong không gian tĩnh mịch. Cô Lục vội đưa hộp cơm cho cậu bé.
Sau khi ăn xong, cậu bé tên Trần Lục, ngại ngùng ngước lên nhìn cô và nói: “Đây là phần cơm ngon nhất trong đời mà cháu được ăn”. Cảm động trước câu nói của cậu bé, cô Lục đã làm thân và nhận Trần Lục làm con nuôi. Sau này, Trần Lục lớn hơn một chút, được ra ngoài đi học thì thường xuyên đến quán của mẹ nuôi và ăn cơm miễn phí.
Với Trần Lục, mẹ nuôi đã trở thành điểm tựa tinh thần cho cậu trong suốt những ngày tháng khó khăn.
“Mẹ ơi, nếu sau này con lớn lên mà vẫn nghèo khổ thì sao”, một ngày nọ Trần Lục hỏi mẹ nuôi.
Cô Lục đáp lời con trai: “Khi đó, con hãy cứ bình tĩnh mà sống. Khi con lớn, con sẽ hiểu, có nhiều tiền không phải là thứ khiến con người ta hạnh phúc”.
Cô Lục từng nói với con trai nuôi, dù mẹ không giàu có nhưng vẫn thích làm từ thiện và thấy cuộc sống đủ đầy. “Chỉ khi con không để cái nghèo chi phối mình thì cuộc đời con đã thành công rồi”, cô Lục khuyên con trai.
Ảnh minh hoạ
Không để cô Lục phải chờ đợi lâu, chỉ vài ngày sau Trần Lục đã tìm đến nhà cô trò chuyện. Anh rưng rưng kể cho mẹ về cuộc sống của mình. Hoá ra sau khi được một cặp vợ chồng tốt bụng nhận nuôi từ trai trẻ mồ côi, anh đã được cho ăn học tử tế, nhờ đó lớn lên thì mở được công ty riêng và trở nên giàu có.
Khi cuộc sống dư dả vật chất, anh muốn tìm lại mẹ nuôi – ân nhân của anh năm xưa. Sau khi biết được mẹ nuôi vẫn chỉ là chủ nhân của cửa hàng nhỏ sau bao năm, anh đã quyết định âm thầm chuyển khoản 21 triệu NDT để thay cho lời cảm ơn.
Chứng kiến con trai nuôi đang có cuộc sống tốt đẹp nhưng cô Lục vẫn không dám nhận hết số tiền mà Trần Lục tặng. Cô chỉ giữ lại 13 triệu NDT (~45 tỷ đồng). Với số tiền này, cô dùng một phần tiền để trang trải cuộc sống của mình và con gái, một phần còn lại thì lập ra quỹ để giúp đỡ nhiều hơn những đứa trẻ nghèo khó, mồ côi. Khi biết được việc làm của mẹ nuôi, anh Trần Lục hoàn toàn ủng hộ.
Trải nghiệm của cô Lục khiến nhiều người nhận ra, nếu biết cho đi đúng cách thì sẽ nhận về những điều xứng đáng. Tiền của không phải là thứ duy nhất tạo nên hạnh phúc của con người. Chỉ có duy trì một tâm hồn lương thiện và sống tử tế thì bạn không chỉ nhận được báo đáp mà còn xây dựng sự giàu có của riêng mình.
Báo Sức khỏe đời sống ngày 5/1 có bài Người phụ nữ mất sạch 41 tỷ đồng sau 20 năm gửi tiết kiệm: Phát hiện giao dịch lạ trong tài khoản. Nội dung như sau:
Giao dịch lạ trong vụ việc người phụ nữ mất sạch tiền khi gửi tiết kiệm 41 tỷ đồng
Bà Trương hiện đang sống tại thành phố Hà Nam (Trung Quốc) có một khoản tiền để gửi ngân hàng làm vốn. Từ khi con trai chào đời, họ đã lập 1 sổ tiết kiệm ở ngân hàng và liên tục gửi toàn bộ số tiền tích cóp hàng năm vào để lấy lãi. Sau hơn 20 năm, ước tính cả vốn lẫn lời cũng tới 12 triệu NDT (khoảng 41 tỷ đồng).
Đến lúc con trai kết hôn, bà Trương dự định đến ngân hàng rút tiền để mua nhà cửa và lo đám cưới cho con trai. Thế nhưng, ngay sau khi cung cấp thông tin tài khoản thì nhân viên giao dịch báo rằng, tài khoản của bà không có tiền.
Lúc đó, bà Trương vô cùng hoảng loạn. Bà vội vã nhờ nhân viên ngân hàng giúp đỡ và kiểm tra lại thông tin. Sau khi thao tác một hồi trên máy tính, nhân viên ngân hàng xác nhận: “Số dư của tài khoản bà là 0 đồng, không những vậy, bà còn đang nợ ngân hàng 14 vạn NDT (tương đương với 488 triệu VND). Nếu trong một tháng không trả số tiền này, lãi sẽ nhân lên rất nhiều lần”.
Nghe thấy lời của cô nhân viên, bà Trương bán tin bán nghi. Hơn nữa, nhân viên ngân hàng không làm rõ mọi chuyện mà còn thái độ với bà. Điều này khiến mọi người xung quanh cảm thấy bất bình. Sau đó, nhờ sự “lên tiếng” của nhiều người xung quanh, nhân viên ngân hàng mới kiểm tra lịch sử giao dịch tài khoản.
Quả nhiên, tài khoản của bà Trương tổng cộng có hơn 20 giao dịch chuyển khoản, trong đó có một giao dịch 50 vạn NDT (tương đương với 1,7 tỷ VND) được chuyển vào một công ty tư vấn công nghệ tên là Guangzhou Bangtai. Số tiền còn lại đã được chuyển thành nhiều lần vào một tài khoản của một người đàn ông mang tên Khang. Tổng số tiền được chuyển đi tới 120 vạn NDT (tương đương với 41 tỷ VND).
Điều quan trọng là bà Trương không biết ông Khang là ai? Và cũng chưa bao giờ rút tiền hay chuyển tiền sang tài khoản khác. Theo quy định của ngân hàng, khi giao dịch một khoản tiền lớn cần người chủ tài khoản phải đến trực tiếp ngân hàng và mang theo chứng minh thư. Lúc này, sự việc đã đến tai quản lý ngân hàng. Ông đứng ra giảng hòa, đồng thời hứa điều tra và làm rõ mọi việc.
Ai mới là người chịu trách nhiệm?
Bà Trương trở về nhà với tâm trạng bất an. Vài ngày sau, bà lại đến ngân hàng theo lời hẹn. Quản lý ngân hàng nói với bà tài khoản của bà không phải là bị trộm hay có người ngoài dùng chiêu trò mà là do nhân viên ngân hàng đã lợi dụng chiếm đoạt.
Cô ấy tên là Hồng Phương. Hồng Phương làm việc tại ngân hàng không lâu, trong thời gian làm việc cũng khá tốt và hòa đồng với đồng nghiệp. Tuy nhiên, cô chỉ làm việc được hai tháng rồi đột ngột nghỉ việc mà không có lý do cụ thể nào nào. Sau khi nghỉ việc, cô ta còn cắt đứt liên lạc với tất cả đồng nghiệp.
Ngoài ra, qua điều tra của cảnh sát, Hồng Phương từ khi vào ngân hàng đã cấu kết với ông Khang. Cô lợi dụng chức vụ của mình để đánh cắp thông tin và đưa thông tin này cho ông Khang. Ông Khang sẽ chịu trách nhiệm chuyển tiền từ thẻ ngân hàng ra ngoài, và sau khi hoàn thành giao dịch, cô nhận được 10% tiền hoa hồng.
Sau khi có thông tin tài khoản của bà Trương, ông Khang đem tiền đầu tư tài chính. Tuy nhiên vì thua lỗ nên dẫn đến việc tài khoản của bà Trương nợ 14 vạn NDT (tương đương với 488 triệu VND)
Đứng trước sự việc này, về phía ngân hàng không thừa nhận trách nhiệm về quản lý nhân viên mà còn có thái độ với bà Trương. Họ cho rằng số tiền của bà Trương là do ông Khang và cô Hồng Phương chiếm đoạt, điều này không liên quan gì đến ngân hàng.
Trước thái độ của nhân viên ngân hàng, bà Trương vô cùng bất lực và quyết định kiện ra tòa để làm rõ vụ việc.
Cuối cùng, sau nhiều phiên tòa và sự can thiệp của cơ quan chức năng, ngân hàng không tránh khỏi liên đới vì công tác quản lý nhân sự có lỗ hổng khiến cho khách hàng bị thất thoát tài sản. Vì thế, ngân hàng đã đồng ý bồi thường cho bà Trương một phần số tiền đã mất. Đối tượng Khang và Hồng Phương phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và đền bù tổn thất của bà Trương.
Vụ việc của bà Trương không chỉ là một bài học cho bản thân bà mà còn là lời cảnh tỉnh cho tất cả mọi người về tầm quan trọng của việc bảo vệ tài sản cá nhân và cần phải cẩn trọng hơn khi giao dịch với các tổ chức tài chính.