Chứng rối loạn tự miễn hiếm gặp, gây tử vong cho 8 người vùng Yorkshire, Anh, có thể liên quan đến Covid-19.

Được biết đến với tên gọi viêm da cơ dương tính Anti-MDA5, căn bệnh chủ yếu xuất hiện ở người dân châu Á trước đại dịch. Tuy nhiên, hiện bệnh gia tăng ở vùng Yorkshire.

Viêm da cơ Anti-MDA5 là một bệnh tự miễn dịch toàn thân hiếm gặp. Bệnh có thể gây rụng tóc, viêm khớp, lở loét, viêm lớp mỡ bên dưới da, tăng nguy cơ viêm và sẹo phổi. Các bệnh nhân mắc bệnh này thường tử vong rất nhanh và hiện cũng chưa có cách chữa trị.

Đơn cử, hồi tháng 5/2022, Jason Tolson, 30 tuổi, cảm thấy không khỏe với các vết loét trên cơ thể, nên đã đến viện. Các bác sĩ tại Bệnh viện Pontefract nghĩ rằng anh bị ung thư nên đã cho chụp CT, MRI nhiều lần, nhưng kết quả không phải u ác tính. Sau đó anh lại bị đau cơ, rụng tóc, đau khớp và sụt cân nhanh, cuối cùng được chẩn đoán mắc bệnh viêm da cơ Anti-MDA5. Jason được bác sĩ cho uống 16 loại thuốc khác nhau để ngăn chặn tình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tấn công, đồng thời lọc máu 12 lần, hóa trị 2 đợt nhưng vẫn không qua khỏi

Viêm da cơ Anti-MDA5 do các kháng thể tấn công một loại enzyme có tên MDA5 (protein liên quan đến biệt hóa khối u ác tính số 5) gây ra, có thể liên quan đến hội chứng phổi kẽ tiến triển từ sẹo mô phổi. Kể từ năm 2020 đến năm đến nay, các bác sĩ ở Yorkshire đã báo cáo 60 trường hợp mắc bệnh tự miễn MDA5 chưa từng có, dẫn đến 8 người tử vong.

Trong nghiên cứu mới công bố ngày 11/5, các nhà khoa học chỉ ra rằng số ca nhiễm tăng đột ngột trùng với các đợt bùng phát Covid-19 lớn trong thời gian cao điểm của đại dịch. Điều này ngay lập tức thu hút sự chú ý của họ vì MDA5 là một thụ thể RNA đóng vai trò chính trong việc nhận biết nCoV.

Minh họa biến chủng Omicron. Ảnh: Livescience© Được VnExpress cung cấp

Theo các chuyên gia, hiện tượng này là dấu hiệu của “một dạng bệnh MDA5+ khác biệt” trong kỷ nguyên Covid-19. Để hiểu rõ cơ chế gây ra hội chứng mới, các nhà nghiên cứu đã sử dụng công cụ xử lý dữ liệu để tìm kiếm những đặc điểm chung giữa các tình nguyện viên. Họ phát hiện ở các bệnh nhân có khả năng tự miễn MDA5, nồng độ cytokine gây viêm interleukin-15 (IL-15) khá cao.

Tác giả Pradipta Ghosh giải thích IL-15 “có thể đẩy các tế bào đến bờ vực cạn kiệt và tạo ra một kiểu hình miễn dịch rất thường”, được coi là dấu hiệu đặc trưng của bệnh phổi kẽ hoặc xơ hóa phổi tiến triển.

Nhìn chung, chỉ 8 trong số 60 bệnh nhân trước đó có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19. Điều này cho thấy nhiều người có thể nhiễm bệnh không triệu chứng mà không biết.

Thục Linh (Theo IFS)

Đọc bài gốc tại đây.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *