Nếu thường xuyên thiếu tự chủ trong cuộc sống, mong thỏa mãn ham muốn nhất thời… bạn rất dễ nghèo đi.

Ảnh: Pinterest© Được Ngoi sao cung cấp

1. Thiếu tự chủ, ít nỗ lực

Phản ứng đầu tiên của người nghèo khi gặp trở ngại không phải là “Tôi phải làm gì để vượt qua?” mà là “Quên đi, chắc tôi không làm được đâu”. Nghèo đói trước hết là một hình thức tự tước đoạt. Để có một bữa ăn no, họ sẽ phải vắt kiệt sức lực, không thể phát triển những kiến thức, kỹ năng xã hội cơ bản, khó vượt qua những giới hạn về nhân cách và tâm lý, khiến bản thân bị nhốt trong tình trạng nghèo đói, thiếu thốn. Tình trạng thiếu tự chủ này dễ dàng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sự thiếu thốn về mặt tâm lý này còn khủng khiếp hơn chính sự nghèo đói.

2. Ít có khả năng trì hoãn ham muốn

Những năm 1960, giáo sư Walter Mischel ở Đại học Stanford tiến hành một chuỗi nghiên cứu tâm lý. Mischel cùng cộng sự quan sát hàng trăm trẻ em phần lớn ở độ tuổi 4-5. Họ dẫn từng đứa trẻ vào một căn phòng kín, để chúng ngồi xuống ghế và đặt một chiếc kẹo Marshmallow trên bàn trước mặt các em. Trong 600 trẻ tham gia, một số trẻ ăn kẹo ngay, rất ít trẻ có thể để nguyên viên kẹo trong suốt 15 phút, 1/3 trẻ được nhận thêm viên kẹo thứ hai.

Trong quá trình nghiên cứu xuyên suốt 50 năm, Mischel tiết lộ những kết quả nghiên cứu sâu hơn của cuộc thí nghiệm trong cuốn sách Bài kiểm tra kẹo dẻo (The marshmallow test: Mastering self-control), những đứa trẻ có thể nhận được viên kẹo thứ hai có điểm thi SAT cao hơn, tỉ lệ nghiện ngập thấp hơn, ly hôn thấp hơn, béo phì thấp hơn… Đó cũng là những người thành công hơn trong cuộc sống.

3. Ít có khả năng chịu đựng thất bại

Theo một bài báo năm 2014 đăng trên tạp chí Science của hai nhà kinh tế Haushofer và Fehr, nghèo đói khiến con người ngại rủi ro hơn. Những người không có kinh tế khó chấp nhận thua cuộc, họ tuân theo quy tắc và thận trọng trong từng bước đi. Vì thế, cơ hội khám phá những khả năng khác bị mất đi.

Người có xu hướng bảo thủ khi lựa chọn, không dám mạo hiểm, dù biết lợi ích đằng sau rủi ro, họ vẫn chùn bước khi nghĩ đến khả năng thất bại sẽ khó thành công, giàu có.

Trái lại, người thành công có mức độ bao dung cao với những sai lầm trong cuộc sống, dù khởi nghiệp thất bại, không kiếm được tiền từ công việc phụ, họ vẫn sẵn sàng thử sức và khám phá những con đường khác. Với họ, thất bại không thành vấn đề. Tệ nhất, họ có thể thử lại và lựa chọn được con đường khác để đi.

Hằng Trần (Theo Sohu)

Đọc bài gốc tại đây.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *