Nếu không thể thực hiện được các động tác dưới đây, cột sống cổ của bạn có thể đang gặp nguy.
1. Kiểm tra tổn thương cột sống cổ
– Cúi đầu, cằm chạm được tới xương ức
– Ngẩng đầu lên, đúng tiêu chuẩn là có thể nhìn thẳng lên trần nhà
– Quay đầu sang trái phải, tiêu chuẩn là chóp mũi nằm thẳng hàng với đầu vai
– Cúi đầu sang trái và phải, góc tiêu chuẩn giữa tai và vai là 45°
Nếu chuyển động đầu của bạn bị hạn chế hoặc bạn thấy đau, điều này cho thấy cột sống cổ đã bị tổn thương ở mức độ nhất định. Nếu bạn hơi đau ở cột sống cổ, vậy hãy kiểm tra xem bạn bị tổn thương ở mức độ nào.
2. Kiểm tra mức độ tổn thương cột sống cổ
– Kiểm tra theo đường thẳng
Xác định một khu vực dài 5 mét và chiều rộng bằng bàn chân
Đi bộ suốt quãng đường theo đường thẳng đã kẻ sẵn
Toàn bộ quãng đi không quá 10s (người lớn), 12s (người cao tuổi). Thời gian đi bộ càng ngắn thì nguy cơ mắc bệnh về cột sống cổ càng thấp. Nếu bạn đi vượt quá thời gian hoặc đi ra ngoài đường thẳng, nguy cơ bạn mắc bệnh gai cột sống cổ cao hơn.
– Thử đóng mở lòng bàn tay
Mở rộng hoàn toàn lòng bàn tay rồi chụm chặt lại một lần. Có thể hoàn thành hơn 20 lần trong 10 giây.
Nếu bạn càng thực hiện được nhiều lần thì nguy cơ bị gai cột sống cổ càng giảm. Nếu ít hơn 20 lần hoặc không thể cầm chắc tay nghĩa là nguy cơ bị gai cột sống cổ cao hơn. Lưu ý: Tình trạng thực tế chủ yếu được xác định bởi các bác sĩ chuyên môn.
Nếu xét nghiệm cho thấy bạn có vấn đề ở cột sống cổ nhưng ở mức độ nhẹ, bạn có thể giảm bớt tình trạng bệnh bằng vài hành động nhỏ. Lưu ý: Nếu bạn cảm thấy khó chịu trong quá trình tập luyện thì nên dừng lại ngay lập tức.
Nếu xét nghiệm cho thấy cột sống cổ của bạn gặp nguy hiểm cao hơn, có những triệu chứng sau, bạn phải nhanh chóng đến cơ sở y tế để điều trị:
– Khi đi có cảm giác như giẫm phải bông, thường xuyên bị đau vai gáy, khó chịu ở cổ;
– Tê và đau lan tỏa ở chi trên và chi dưới, run rẩy khi đi lại, mệt mỏi;
– Đau đầu hoặc đau nửa đầu lâu ngày không khỏi, thường kèm theo chóng mặt;
– Ù tai hoặc giảm thính lực do các nguyên nhân không liên quan đến thính giác;
– Nhịp tim không đều không rõ nguyên nhân, triệu chứng giống đau thắt ngực.
3. Bảo vệ cột sống cổ trong cuộc sống thường ngày
– Tránh chấn thương căng cơ lâu dài: Căng thẳng kéo dài là nguyên nhân lớn nhất gây ra các vấn đề về cột sống cổ. Tránh ngồi một tư thế trong thời gian dài.
– Chú ý giữ ấm cột sống cổ: Giữ ấm cột sống cổ có thể đảm bảo lưu thông máu ở cổ trơn tru. Tăng cường cung cấp máu cho não.
– Tránh vặn người, hoạt động mạnh đột ngột: Có rất nhiều mạch máu và dây thần kinh ở cột sống cổ, do đó tránh vặn người đột ngột, dễ gây chấn thương.
– Chiều cao gối phù hợp: Ngủ có thể giúp thư giãn cột sống cổ. Điều quan trọng là phải chọn chiều cao gối phù hợp. Hãy chắc chắn rằng chiếc gối hỗ trợ cổ của bạn, thoải mái và bảo vệ độ cong của cột sống cổ.
– Chườm nóng và xoa bóp có thể giúp thư giãn cơ cổ và cải thiện lưu thông máu ở cột sống cổ.
Hằng Trần (Theo Aboluowang)
Đọc bài gốc tại đây.