– Người xưa thường áp dụng nguyên tắc “đông bình tây quả” khi xác định vị trí đặt các lễ vật lên bàn thờ. Vậy đĩa trái cây nên đặt bên phải hay bên trái bàn thờ?

Trái cây và bình hoa là hai vật không thể thiếu trên bàn thờ những ngày lễ tết hay ngày rằm, mùng 1. Người xưa thường áp dụng nguyên tắc “đông bình tây quả” khi xác định vị trí đặt các lễ vật lên bàn thờ. Vậy đĩa trái cây bày ở đâu mới đúng phong tục người Việt?

Đĩa trái cây nên đặt bên phải hay bên trái bàn thờ

Theo quan niệm dân gian từ xưa, bát hương được đặt ở ngay giữa bàn thờ, tượng trưng cho trung tâm, tinh tú hội tụ. Hai bên bát hương được để đèn dầu hoặc nến. Mâm ngũ quả được đặt trước, bát hương đặt sau, theo hướng của người cúng nhìn về phía bàn thờ.

Ông cha ta ngày xưa áp dụng nguyên tắc “đông bình tây quả” khi bài trí đĩa trái cây và lọ hoa trên ban thờ. Cách sắp xếp này bắt nguồn từ quy luật tự nhiên, mặt trời mọc đằng đông và lặn ở đằng tây cũng như quy luật cây cối phải đơm hoa rồi mới kết trái. Vì vậy, trong thờ cúng, lọ hoa sẽ đặt ở phía đông, mâm ngũ quả đặt ở phía tây.

dia-hoa-qua-nen-dat-ben-nao-hut-loc-3

Cách xác định hướng trên ban thờ như sau:

– Hướng từ trong ban thờ nhìn ra, tức bên trái của ông bà (bên tả) được coi là phía đông.

– Hướng ngược lại (bên hữu) sẽ là phía tây.

Quan niệm này bắt nguồn từ thói quen, bàn thờ gia tiên thường đặt ở giữa căn nhà theo hướng nam. Bình hoa đặt ở bên trái bàn thờ (phía đông). Đĩa trái cây đặt ở bên phải (phía tây) cũng sẽ tiện cho việc bày biện.

Cách trái cây thường được đặt trên ban thờ

Trên bàn thờ, mọi người thường bày 5 loại quả, xuất phát từ lý thuyết về ngũ hành với Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, 5 yếu tố cơ bản tạo nên vũ trụ theo quan niệm của người phương Đông xưa.

Thông thường, mâm ngũ quả bao gồm 5 loại quả có màu sắc khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, lê trắng, quýt cam, hồng đỏ tượng trưng cho 5 mong ước trong cuộc sống hằng ngày: Phú (giàu có) – quý (sang trọng) – thọ (sống lâu) – khang (khỏe mạnh) – ninh (bình yên).

dia-hoa-qua-nen-dat-ben-nao-hut-loc-1

Còn trong Phật Giáo, 5 màu sắc của mâm ngũ quả tượng trưng cho “ngũ thiện căn” là tín căn (lòng tin), tấn căn (ý chí kiên trì), niệm căn (ghi nhớ), định căn (tâm không loạn), huệ căn (sáng suốt). Vì thế, các loại hoa quả được chưng trên mâm ngũ quả dịp Tết cũng mang những ý nghĩa nhất định như:

– Quả bưởi, dưa hấu: Căng tròn, tươi mát, hứa hẹn năm mới đủ đầy, may mắn.

– Trái hồng, quýt: Sắc đỏ cam rực rỡ, tượng trưng cho sự may mắn và thành đạt.

– Trái lê: Ngọt ngào, ngụ ý cho việc gì cũng suôn sẻ, thuận lợi.

– Trái lựu: Nhiều hạt với mong muốn con cháu nhiều, vui nhà vui cửa.

– Trái đào: Thể hiện sự thăng tiến.

– Mai: Ngụ ý con gái phải có chồng, hạnh phúc.

– Trái táo (táo đỏ): Mang ý nghĩa phú quý.

– Thanh long: Ngụ ý rồng mây gặp hội.

– Quả trứng gà có hình trái đào tiên: Thể hiện lộc trời ban xuống.

– Dừa: Có âm tương tự như là “vừa” trong tiếng miền Nam, có nghĩa không thiếu.

– Sung: Thể hiện mong muốn sung túc trong mọi mặt như sức khỏe, công việc, tình yêu,…

– Đu đủ: Mang đến sự đầy đủ, phồn thịnh.

– Xoài: Có âm na ná như là “xài” nếu đọc theo kiểu miền Tây, cầu mong cả năm tiêu xài không thiếu thốn.

Những loại trái cây này thường để thể hiện ước nguyện của gia chủ thông qua tên gọi và màu sắc cũng như cách sắp xếp chúng. Ngày nay, khi bày biện mâm ngũ quả cho ngày Tết đã mang nhiều ý nghĩa cho trang trí không chứ không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa tâm linh như phong tục ngày xưa.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *