1. Ăn uống không đúng bữa:
Công việc bận rộn khiến bạn quên ăn quên uống, chỉ đến khi thấy bụng sôi sùng sục mới vội ăn thật nhiều để xua tan cơn đói là một trong những nguyên nhân làm tổn hại đến sức khỏe dạ dày. Ăn vặt nhiều quên bữa chính hay thời gian giữa các bữa ăn không cố định chính là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Đến một giờ cố định, dạ dày theo thói quen sẽ tiết axit để tiêu hóa thức ăn. Nếu không bổ sung thức ăn kịp thời, lượng axit sản sinh sẽ “phản lại” chính chủ nhân của mình, từ đó gây ra căn bệnh viêm loét dạ dày thường gặp.
Có thể là hình ảnh về 1 người
 ảnh minh họa
2. Ăn quá nhanh:
Nếu ăn quá nhanh, nước bọt chưa tiết đủ glycoprotein và enzym amylase để nghiền nhuyễn, chuyển hóa và tiêu hóa thức ăn sẽ khiến thức ăn không được tiêu hóa kỹ ở khoang miệng, trực tiếp chuyển đến dạ dày khi vẫn ở dạng thô để tiêu hóa tiếp. Điều này sẽ trực tiếp làm hại niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng và thời gian làm việc cho dạ dày, làm mệt mỏi cơ bắp dạ dày và giảm nhu động dạ dày. Vì vậy, nên tạo cho mình thói quen ăn từ từ nhằm tăng sự tiết nước bọt, có lợi cho tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn.
Có thể là hình ảnh về 1 người
ảnh minh họa
3. Ăn quá nhiều vào buổi tối và trước khi đi ngủ:
Nhiều người có thói quen bỏ qua bữa sáng, ăn bữa trưa vội vàng mang tính qua quýt, để rồi đến bữa tối lại ăn thật nhiều hoặc trước khi ngủ còn ăn đêm sẽ khiến hệ tiêu hóa dễ dàng bị suy yếu do phải làm việc quá tải vào thời gian lẽ ra phải được nghỉ ngơi. Khi ăn khuya thường xuyên sẽ vô tình tạo áp lực khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa được thức ăn. Nếu dạ dày vẫn hoạt động như vậy thì khi ngủ cơ thể sẽ không đạt được trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn nên ngủ không ngon giấc, khó vào giấc hơn bình thường.
Có thể là hình ảnh về 1 người
ảnh minh họa
4. Ăn uống không vệ sinh:
Việc ăn uống không vệ sinh là một trong những nguyên nhân khiến bạn dễ mắc các căn bệnh về đường ruột như viêm dạ dày cấp tính, đau dạ dày, đầy bụng, buồn nôn. Nhất là vào những ngày hè nóng nực, các vi khuẩn, virus sinh sôi nảy nở, phát triển mạnh, thực phẩm, đồ ăn uống rất dễ bị biến chất, ôi thiu. Vi khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh dạ dày mạn tính, lây nhiễm qua đường ăn uống không vệ sinh. Helicobacter pylori ký sinh trong niêm mạc dạ dày và tá tràng, gây viêm niêm mạc, dẫn đến các căn bệnh dạ dày. Nó cũng tồn tại trong khoang miệng và nước bọt của người mắc bệnh.
Có thể là hình ảnh về 1 người và pizza
ảnh minh họa
5. Ăn đồ cứng, nhiều chất xơ, thực phẩm chứa nhiều axit:
Việc thường xuyên ăn các thực phẩm cứng, chứa nhiều chất xơ hoặc thực phẩm chứa nhiều axit cũng là những thói quen ăn uống có hại cho dạ dày. Ngoài ra, để giảm gánh nặng cho dạ dày, mọi người cũng không nên ăn quá nhiều các thức ăn chế biến dạng chiên, xào, nướng, trộn hay những thức ăn chứa nhiều chất xơ như măng, rau cần, những thực phẩm chứa tính axit cao, chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, bưởi, cà chua, sữa chua, đặc biệt là không nên ăn khi bụng đói
Có thể là hình ảnh về trái cây
ảnh minh họa
6. Uống nhiều rượu bia và hút thuốc lá:
uống nhiều rượu không chỉ làm hại gan, khiến da bị mất nước, giết chết tế bào não mà còn gây hại trực tiếp đến niêm mạc dạ dày, khiến niêm mạc dạ dày bị viêm, loét hoặc xuất huyết. ngoài ra chúng còn tiết ra nhiều axit dịch vị làn tăng khả năng gây tổn thương niêm mạc dạ dày, làm chậm quá trình khỏi của bệnh loét dạ dày.
Có thể là hình ảnh về 1 người và bia
ảnh minh họa
7. Chịu lạnh:
Thông thường mọi người chỉ chú ý giữ ấm vào đông, mà không biết được, ngay cả trong mùa hè, việc ngồi lâu trong phòng điều hòa để nhiệt độ quá thấp, ăn uống đồ lạnh cũng có thể khiến cho dạ dày bị lạnh mà ảnh hưởng đến chức năng. Dạ dày là cơ quan rất mẫn cảm với khí hậu và nhiệt độ bên ngoài. Khi cơ thể chúng ta bị lạnh, dạ dày sẽ co thắt, gây ra các triệu chứng như đau dạ dày, khó tiêu, nôn…
Có thể là hình ảnh về 3 người và văn bản
ảnh minh họa
8. Vừa ăn, vừa xem điện thoại, tivi:
Trong bữa ăn nếu chúng ta dán mắt vào màn hình trong khi nhai thì thần kinh sẽ dễ bị chi phối, tiết men tiêu hóa không đủ có thể dẫn đến việc ăn không ngon miệng, lâu dần đánh mất vị giác thưởng thức hoặc nuốt mà không nghiền nát thức ăn, dễ gây rối loạn tiêu hóa, có hại cho dạ dày.
Có thể là hình ảnh về 2 người và trẻ em
ảnh minh họa
Nguồn: TS TRẦN HOÀNG HẢI.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *